Đôi nét về tác phẩm Thạch Sanh
Truyện Thạch Sanh thuộc thể loại truyện cổ tích. Truyện để lại nhiều giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc. Bằng những chi tiết thần kỳ, truyện đã ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng dân gian. Thông qua đó, truyện nói lên những đạo lí: cái thiện thắng cái ác, hòa bình thắng chiến tranh,... để giúp con người hướng thiện.
Khi tóm tắt truyện Thạch Sanh, chúng ta có thể chia bố cục truyện thành 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu => “đốn củi kiếm ăn”: Sự ra đời và quá trình trưởng thành của Thạch Sanh.
- Phần 2: Tiếp => “vào cung”: Những thử thách cùng các chiến công oai hùng của Thạch Sanh.
- Phần 3: Còn lại: Lí Thông bị vạch trần tội ác, Thạch Sanh cưới công chúa và dẹp yên quân lính chư hầu.
Sau khi tóm tắt truyện Thạch Sanh, người học có thể rút ra được một số thông điệp mà câu chuyện muốn truyền tải.
- Khẳng định chân lý “ở hiền gặp lành”. Điều này thể hiện niềm tin, khát vọng của người xưa về một xã hội công bằng.
- Những kẻ tham lam, ích kỷ, xấu tính chắc chắn sẽ bị trừng phạt.
- Giáo dục mỗi người chúng ta hãy sống lương thiện, không nên ganh ghét, đố kỵ, hãm hại nhau.
|
Tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn gọn để hiểu về phẩm chất, chiến công của Thạch Sanh |
Sơ đồ tư duy hỗ trợ tóm tắt tác phẩm
Sơ đồ tư duy với sự liệt kê các ý chính trong bài sẽ giúp người học tóm tắt truyện Thạch Sanh dễ dàng hơn. Khi vẽ sơ đồ tư duy cho truyện Thạch Sanh, bạn cần đảm bảo các ý:
- Những nét chính về sự ra đời, tính cách của Thạch Sanh.
- Các chi tiết kỳ ảo.
- Khó khăn và chiến công của Thạch Sanh.
- So sánh Thạch Sanh và Lý Thông.
Dưới đây là một số mẫu bản đồ tư duy giúp bạn củng cố kiến thức về tác phẩm, từ đó có định hướng tóm tắt truyện Thạch Sanh tốt hơn:
Mẫu sơ đồ tư duy 1:
|
Sơ đồ tư duy về những sự kiên quanh nhân vật Thạch Sanh |
Mẫu sơ đồ tư duy 2:
|
Mẫu sơ đồ tư duy vẽ tay |
Mẹo tóm tắt tác phẩm dễ dàng
Để tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn gọn, người học cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Đọc giới thiệu chung của tác phẩm để nhận biết chủ đề, nội dung muốn phản ánh. Từ đó, bạn có thể nắm được thông tin cơ bản về tinh thần của truyện.
- Bước 2: Đọc văn bản, bám sát vào nhân vật chính và ghi chú lại những ý trọng điểm xoay quanh nhân vật này để làm nổi bật từng giai đoạn phát triển câu chuyện. Đặc biệt, bạn cần quan tâm đến những chi tiết, sự kiện tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật.
- Bước 3: Lựa chọn cách thức tóm tắt (theo trình tự thời gian hoặc theo bố cục tác phẩm). Dù lựa chọn cách nào cũng cần đảm bảo nêu bật yếu tố cốt lõi, các sự kiện quan trọng để người đọc hình dung được thông điệp mà tác phẩm gửi gắm.
- Bước 4: Hệ thống lại các ghi chú để diễn đạt thành bài tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo các ý chính.
Gợi ý 3 mẫu tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn gọn nhất
Dưới đây là 3 gợi ý tóm tắt truyện Thạch Sanh súc tích nhất giúp bạn nắm bắt nhanh những điểm chính của câu chuyện kinh điển này.
Mẫu tóm tắt truyện Thạch Sanh 1
Truyện kể về Thạch Sanh - một chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ và sống một mình dưới túp lều nơi gốc cây đa. Cả gia tài của chàng chỉ có duy nhất một lưỡi búa. Thạch Sanh đã kết nghĩa huynh đệ với Lý Thông nhưng chàng không hay biết mình chỉ bị lợi dụng.
Lý Thông năm đó khi đến lượt mình cống nạp mạng cho chằn tinh ăn thịt đã lừa Thạch Sanh đi thay mình. Thạch Sanh lại chiến đấu và giết được chằn tinh. Thế nhưng, chàng bị Lý Thông lừa đuổi đi nơi khác và cướp công.
Một lần nọ, Thạch Sanh cứu được công chúa từ tay đại bàng nhưng lại bị Lý Thông lừa nhốt dưới hang. Chàng vì vậy cứu được con vua Thủy Tề cũng bị giam giữ ở đây và được vua tặng cho cây đàn.
Nhờ tiếng đàn này, chàng đã giải oan cho bản thân khi bị hồn chằn tinh và đại bàng hiện về vu oan. Lý Thông cũng bị trừng trị và Thạch Sanh đã lấy lại được danh dự và trở thành phò mã, cưới được công chúa. Đồng thời, Thạch Sanh đã có công lớn giúp nhà vua hòa hoãn được chiến tranh giữa các nước láng giềng.
Mẫu tóm tắt truyện Thạch Sanh 2
Thạch Sanh từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, chàng sống một mình trong túp lều dưới gốc đa và cả gia tài chỉ có lưỡi búa do cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe, Lý Thông lân la kết nghĩa huynh đệ và mời Thạch Sanh về sống chung với mẹ con mình.
Trong vùng xuất hiện một con chằn tinh hung dữ, nó yêu cầu người dân mỗi năm phải nộp một người để nó ăn thịt. Lý Thông đã lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh với sức khỏe phi thường đã nhanh chóng giết chết chằn tinh. Lý Thông lại tiếp tục lừa chàng đi trốn rồi cướp công.
Trong ngày nhà vua mở hội kén phò mã, công chúa bị đại bàng bắt đi. Thạch Sanh thấy vậy thì bắn nó và cứu được công chúa tại hang của đại bàng. Lý Thông muốn cướp công nên đã lấp miệng hang và nhốt Thạch Sanh dưới vực. Thạch Sanh trong lúc ở dưới hang đã cứu được con vua Thủy Tề cũng bị đại bàng bắt. Vì vậy, chàng được vua tặng một cây đàn và trở về gốc đa. Hồn chằn tinh và đại bàng vu oan cho Thạch Sanh khiến chàng bị bắt giam. Trong ngục, chàng lôi đàn ra gẩy để giãi bày nỗi oan của mình.
Vua sau khi phát hiện sự thật đã trừng trị Lý Thông và gả công chúa cho Thạch Sanh. Các nước chư hầu tức giận mang quân sang đánh nhưng đã bị Thạch Sanh mang đàn ra gẩy và dùng niêu cơm thần ăn hoài không hết của mình ra thiết đãi khiến 18 nước chư hầu kính phục xin đầu hàng.
|
Đánh bại chằn tinh là một trong những chiến công của Thạch Sanh |
Mẫu tóm tắt truyện Thạch Sanh 3
Thạch Sanh là chàng trai mồ côi cha mẹ, sống ở túp lều dưới gốc đa với gia tài là một lưỡi búa do cha chàng để lại. Lý Thông với mưu đồ muốn lợi dụng Thạch Sanh giúp việc cho mình đã kết nghĩa huynh đệ với chàng.
Lúc bấy giờ, trong làng có con chằn tinh mỗi năm đều lấy một mạng người để ăn thịt. Năm đó, khi đến lượt Lý Thông phải cống nạp, hắn đã lừa Thạch Sanh đi thay nhưng chàng đã giết được chằn tinh. Ấy thế mà Lý Thông lại cướp công và lừa chàng đi khỏi làng.
Một lần nọ, Thạch Sanh nhìn thấy công chúa bị đại bàng quắp đi liền giơ tên bắn chết đại bàng và tìm vào hang ổ của nó để cứu nàng. Lý Thông lại lừa Thạch Sanh và nhốt chàng dưới hang tối. Tại đây, chàng cứu được con vua Thủy Tề rồi được tặng một cây đàn.
Hồn chằn tinh và đại bàng vì oán giận nên đã hiện về vu oan cho Thạch Sanh khiến chàng bị giam trong ngục. Nhờ tiếng đàn mà công chúa đã minh oan cho Thạch Sanh. Hai người kết hôn và Lý Thông cũng bị đất trời trừng trị. Các nước chư hầu kéo quân sang đánh, Thạch Sanh mang đàn ra gảy và dùng niêu cơm thần thiết đãi khiến quân giặc kính phục rút quân về nước.
Qua quá trình tóm tắt truyện Thạch Sanh, bạn có lẽ đã nắm vững nội dung của tác phẩm cũng như rút ra được bài học về việc sống ngay thẳng. Tóm lại, chúng ta không nên vì tham lam mà đánh mất đạo đức của mình. Thay vào đó, hãy sống lương thiện chắc chắn sẽ gặp được điều may mắn trong cuộc sống.