Sơ lược về Truyền thuyết Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương
Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em là chủ đề được nhiều thầy cô và học sinh yêu thích. Thánh Gióng hay còn gọi là Phù Đổng Thiên Vương là một trong những câu truyện nổi tiếng trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam. Truyện kể về một cậu bé kỳ lạ có sức mạnh phi thường do Ngọc hoàng phái xuống để cứu nước trong thời kỳ nước ta chống giặc ngoại xâm.
Bố cục nội dung
Truyện được chia thành 4 đoạn như sau:
- Đoạn đầu: Nói về sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng (Từ đầu cho đến nằm đấy)
- Đoạn 2: Kể về Thánh Gióng gặp sứ giả và cả làng nuôi Gióng (Tiếp theo cho đến cứu nước)
- Đoạn 3: Thánh Gióng cùng nhân dân chiến đấu chống giặc ngoại xâm (Từ cứu nước cho đến lên trời, biến mất)
- Đoạn cuối: Thánh Gióng bay về trời (Nội dung còn lại)
Giá trị nội dung
Truyện Thánh Gióng mang đậm giá trị văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam. Thánh Gióng, với sức mạnh phi thường và ý chí kiên cường đã trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm và sức mạnh bảo vệ tổ quốc. Đồng thời, câu chuyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc và khát khao đánh đuổi quân xâm lược của nhân dân ta. Thông qua hình thức “kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời của em” sẽ giúp học sinh hiểu thêm về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
Giá trị nghệ thuật
Xây dựng thành công hình tượng nhân vật anh hùng Thánh Gióng với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, hấp dẫn thu hút người đọc. Kể chuyện theo lối dân gian, theo trình tự thời gian rõ ràng để làm nổi bật sự chuyển mình ngoạn mục của nhân vật.
|
Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em giúp người đọc hiểu thêm về lịch sử hào hùng của dân tộc |
Dàn ý kể lại truyện Thành Gióng
Để kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em ngắn gọn nhưng đầy đủ, học sinh có thể tham khảo dàn ý sau đây.
Mở bài
- Giới thiệu chung về truyện: Truyện Thánh Gióng là một truyện cổ tích dân gian Việt Nam rất nổi tiếng, thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một vị anh hùng cứu nước.
- Câu mở bài: Ngay từ thuở ấu thơ, em đã được bà kể cho nghe câu chuyện về Thánh Gióng, một người hùng của dân tộc Việt Nam.
Thân bài
- Thánh Gióng lúc nhỏ:
- Gia đình và cuộc sống của Thánh Gióng lúc nhỏ: một cậu bé chậm lớn, khác thường.
- Sự kiện đất nước có giặc Ân xâm lược: tiếng nói của đất nước thức tỉnh sức mạnh tiềm ẩn trong Thánh Gióng.
- Thánh Gióng lớn nhanh như thổi:
- Sự thay đổi kì lạ của Thánh Gióng: lớn nhanh, khỏe mạnh lạ thường.
- Cầu xin vua ban vũ khí: thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước.
- Thánh Gióng đánh giặc:
- Cuộc chiến oanh liệt của Thánh Gióng: đánh bại giặc Ân, gióng tiếng trống đồng vang vọng.
- Cây roi sắt thần kì: vũ khí đặc biệt giúp Thánh Gióng chiến thắng.
- Thánh Gióng bay về trời:
- Sau khi đánh đuổi giặc giã, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp, cưỡi ngựa sắt bay về trời.
- Di tích còn lại: dấu chân ngựa hóa thành những ao hồ.
Kết bài
- Ý nghĩa của truyện:
- Ca ngợi tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta.
- Thể hiện ước mơ về người anh hùng cứu nước.
- Khẳng định sức mạnh của nhân dân khi đoàn kết.
- Cảm xúc của em: Em rất yêu thích truyện Thánh Gióng vì câu chuyện đã để lại trong em nhiều cảm xúc sâu sắc.
Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em ngắn gọn
Hướng dẫn kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em theo ngôi thứ nhất dễ hiểu, ấn tượng:
Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em theo ngôi thứ nhất
Mẫu kể lại truyện số 1
Ta là Thánh Gióng là con trai thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đến, hôm nay ta sẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện ngày xưa ta đã từng đánh đuổi giặc Ân xâm lược nước ta như thế nào. Một ngày nọ, khi nghe tin giặc Ân xâm chiếm nước ta, Ngọc Hoàng đã cử ta xuống trần giúp dân đánh giặc. Ta liền tuân lệnh và đầu thai vào một gia đình nông dân tại làng Phù Đổng. Hôm đó biết người vợ ra đồng nên ta hóa thành dấu chân khổng lồ. Đúng như dự đoán, bà lão đã ướm thử chân và ta đã hòa thành bào thai nằm trong bụng người vợ.
Biết tin hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng ta chào đời. Lên ba tuổi nhưng ta quyết không nói cũng chẳng rằng mặc cho cha mẹ dỗ dành. Mẹ ta buồn lắm, nhưng số đã định ta chỉ biết nằm im quay mặt vào tường. Giặc Ân kéo đến khắp nơi, vua cho sứ giả đi khắp nơi tìm người đánh giặc. Nghe tin, ta bèn vươn vai đứng dậy bảo mẹ kêu sứ giả vào xin đánh giặc. Ta liền bảo sứ giả về tâu Vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, giáp sắt và nón sắt để đánh giặc. Sau ngày hôm đó, ta ăn hết một nồi cơm, càng ăn ta càng lớn nhanh như thổi và hóa thành chàng trai cao to khỏe mạnh.
Không mấy chốc đã to lớn đến nóc nhà, ta liền mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt tay cầm gươm sắt từ biệt mẹ và dân làng đi đánh giặc. Ngựa đi đến đâu thét ra lửa đến đó, lưỡi gươm vung lên loang loáng như chớp giật, giặc xông lên chừng nào chết chừng đó. Đang đánh bỗng gươm gãy, thuận tay ta nhổ bụi tre bên đường quất tới tấp vào lũ giặc, chắc mấy chốc giặc rút lui và bỏ chạy khắp nơi. Đánh giặc xong ta cùng ngựa chạy đến chân núi Sóc Sơn, ta cởi bỏ áo giáp và cưỡi ngựa bay về trời. Để nhớ ơn ta, dân làng phong ta làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ nhớ ơn công lao của ta ở làng quê.
|
Ngựa sắt của Thánh Gióng đi đến đâu là thét ra lửa đến đó khiến lũ giặc tháo chạy |
Mẫu kể lại truyện số 2
Thánh Gióng là tôi đây, người dân còn gọi tôi là Phù Đổng Thiên Vương. Lúc bấy giờ, giặc Ân còn xâm chiếm nước ta, chúng cướp bóc dân lành, nên tuân lệnh Ngọc Hoàng tôi xuống hạ giới quyết dẹp loạn lũ giặc. Một hôm, mẹ tôi ra đồng đã vô tình ướm thử chân lên một vết chân to kỳ là và bà đã thụ thai và sinh ra tôi. Đủ ngày đủ tháng tôi được sinh ra khiến cho cha mẹ ai nấy cũng vui mừng khôn xiết. Khi lớn lên tôi đã là một đứa bé khỏe mạnh, kháu khỉnh nhưng đặc biệt tôi chẳng nói, chẳng biết ngồi, biết đi như bao đứa trẻ bình thường khác, cha mẹ tôi buồn lắm.
Lúc bấy giờ tôi nghe sứ giả đang kiếm người đánh giặc, lúc đó lần đầu tiên tôi cất tiếng nói, mẹ tôi bèn liền mới sử giả vào nhà. Tôi nhờ sứ giả về tâu Vua làm cho tôi một con ngựa sắt, áo giáp sắt, nón sắt và gươm sắt để tôi đánh giặc. Sau khi sứ giả rời đi, tôi được mẹ và dân làng hỗ trợ nên đã lớn lên nhanh chóng, chẳng mấy chốc tôi cao bằng cột nhà và thành chàng trai oai phong, lẫm liệt. Cuối cùng khi yêu cầu được hoàn thành, tôi mặc áo, đội nón sắt, cưỡi ngựa sắt cùng thanh gươm sắt đi đánh giặc. Tôi đi đến đâu giặc tháo chạy đến đó, gươm gãy tôi bèn nhổ bụi tre bên đường và tiếp tục chiến đấu. Giặc Ân tháo chạy về nước, đất nước được hòa bình trở lại, tôi cùng ngựa sắt trở về thiên đình. Để thể hiện sự biết ơn nhân dân ở làng Phù Đổng đã lập đền thờ và phong tôi thành Phù Đổng Thiên Vương.
|
Hướng dẫn kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em ẵm trọn điểm 10 |
Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời của văn em theo ngôi thứ ba
Hướng dẫn kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em ngắn gọn theo ngôi thứ ba nhưng vẫn đủ ý:
Mẫu kể lại truyện số 1
Mẫu truyện số 1, hướng dẫn kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em theo ngôi thứ ba:
Vào đời Vua Hùng thứ 6, ở làng Phù Đổng có hai vợ chồng tuổi đã cao nhưng chưa có con. Một hôm khi ra thăm đồng, bà vô tình bắt gặp một dấu chân to, tò mò bà đặt chân vô ướm thử không ngờ về nhà bà đã thụ thai. Sau mười hai tháng bà sinh được một cậu bé khỏe mạnh và kháu khỉnh. Nhưng lạ thay, lên ba tuổi cậu vẫn chưa biết nói, biết đi ai đặt đâu thì nằm đấy, ông bà buồn lắm.
Bấy giờ, giặc Ân xâm lược nước ta chúng cướp bóc và đàn áp dân làng. Thấy giặc xâm chiếm bờ cõi nước ta Vua bèn sai sứ giả tìm người tài đánh đuổi giặc. Đến làng Phù Đổng, cậu bé liền cất giọng bảo mẹ mời sứ giả vào nói chuyện. Cậu bé liền nói với sứ giả tâu Vua rèn cho mình một con ngựa sắt, áo giáp sắt, một mũ sắt, cái roi sắt để đi đánh giặc Ân. Kể từ hôm ấy, cậu bé lớn nhanh như thổi ăn bao nhiêu cũng không đủ. Chẳng mấy chốc cậu đã trở thành một chàng trai cao to, khỏe mạnh với sức mạnh phi thường.
Giặc Ân đến, cậu cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt phi thẳng đến chiến trường. Đi đến đâu giặc chết đến đó, giặc chết và tháo chạy toán loạn. Bỗng nhiên, roi sắt gãy cậu nhổ bụi tre bên đường và tiếp tục đánh giặc. Giặc Ân tháo chạy, đất nước trở lại hoà bình, lúc này tráng sĩ cởi bỏ áo giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Dân làng nhớ ơn phong cho ông là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà.
|
Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em theo ngôi thứ ba chi tiết |
Mẫu kể lại truyện số 2
Dưới thời Vua Hùng thứ 6, tại làng Gióng có hai vợ chồng hiền lành nhưng vẫn chưa có con. Một hôm ra thăm đồng, bà lão gặp một dấu chân to bèn ướm thử không ngờ về nhà bà lại thụ thai. Sau hôm đó, bà mang thai mười hai tháng và sinh ra một bé trai khỏe mạnh, khôi ngô và tuấn tú. Lên ba tuổi, cậu bé vẫn không nói không cười cũng không vui chơi cùng lũ trẻ trong xóm ai đặt đâu thì nằm đấy, hai vợ chồng rất lấy làm lo lắng.
Thuở ấy, giặc Ân xâm chiếm nước ta, chúng cướp bóc dân lành khiến cho Vua lo lắng và sai sứ giả đi rao tìm người tài đánh giặc. Lạ thay, khi nghe tiếng sứ giả cậu bé cất tiếng nói và kêu mẹ mời sứ giả vào cho mình nói chuyện. Gặp sứ giả, cậu xin Vua rèn cho cậu một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một nón sắt và một roi sắt để cậu đi đánh giặc. Nghe tin, Vua mừng rỡ và sai người làm cho cậu bé. Từ khi gặp sứ giả cậu lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ đến nỗi dân làng phải góp gạo nuôi cậu.
Nhận được đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, nón sắt và áo giáp sắt cậu vươn vai trở thành một thanh niên cao to, khỏe mạnh. Cậu leo lên ngựa sắt xông thẳng đến nơi có giặc, Thánh Gióng đi đến đâu giặc chết như rơm như rạ đến đó. Đột nhiên, roi sắt gãy cậu liền nhổ bụi tre bên đường và tiếp tục đánh đuổi giặc Ân. Tướng giặc tháo chạy, đất nước hòa bình. Lúc này, cởi bỏ áo giáp sắt cưỡi ngựa đến chân núi Sóc Sơn và bay về trời, để tỏ lòng biết ơn dân làng đã lập đền thờ và phong cho ông là Phù Đổng Thiên Vương hay còn gọi là Thánh Gióng.
|
Dân làng nhớ ơn ông và phong cho ông là Phù Đổng Thiên Vương |
Khi kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em, người học cảm nhận được tinh thần đoàn kết, hy sinh vì tổ quốc và lòng yêu nước sâu sắc của của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh Thánh Gióng là biểu tượng của sự bất khuất kiên cường và dũng cảm hy sinh vì đất nước. Những chi tiết tưởng tượng kì ảo không chỉ lôi cuốn người đọc mà còn khắc sâu trong tâm trí mỗi người về giá trị của lòng dũng cảm và sự bảo vệ quê hương.