leftcenterrightdel
 
Số lượng lao động đi làm việc tại nước ngoài năm 2018 vượt xa so với kế hoạch cho thấy cơ hội dành cho lao động Việt Nam đi xuất khẩu ngày càng rộng mở.

Cũng theo báo cáo, 2018 là năm đầu tiên thị trường Nhật Bản vượt qua Đài Loan (Trung Quốc) để trở thành nước tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất với gần 69.000 người. Tiếp đó là các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Arab Saudi, Romania...

Theo dự báo về thị trường XKLĐ năm 2019 của ông Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, số lượng người lao động làm việc tại Nhật Bản sẽ còn tiếp tục tăng mạnh hơn nữa khi dự luật Quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi chính thức được Thượng viện Nhật Bản thông qua ngày 8/12 và có hiệu lực từ tháng 4/2019.

Cụ thể, theo dự luật, trong 5 năm tới, ước tính Nhật Bản sẽ tiếp nhận khoảng 345.000 lao động nước ngoài làm việc trong các ngành nghề mà Việt Nam có thế mạnh: Nông nghiệp, chế biến thực phẩm, khách sạn, nhà hàng, ngư nghiệp, vệ sinh tòa nhà, công nghiệp rèn đúc, công nghiệp điện/điện tử/thông tin, bảo dưỡng/sửa chữa ô tô và hàng không…

Đặc biệt, đối tượng tiếp nhận là người lao động thuộc nhiều trình độ, không còn hạn chế trong nhóm thực tập sinh thực tập kỹ năng.

Ngoài ra, thị trường Đài Loan cũng có những chính sách cởi mở hơn với những lao động nước ngoài. Trước đây những lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan hết 3 năm hợp đồng phải về nước gia hạn, sau đó mới có cơ hội ở lại đây thêm 2 năm tiếp theo.

Tuy nhiên, Luật Dịch vụ việc làm (sửa đổi) của Đài Loan hiện nay đã cho phép lao động nước ngoài gia hạn hợp đồng tại chỗ với thời gian có thể kéo dài 12 - 14 năm. Đây là cơ hội tốt cho hơn 220.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan.

leftcenterrightdel
 

Các thị trường XKLĐ khác được kỳ vọng sẽ tiếp tục "sáng cửa" trong năm 2019 với nhiều bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực lao động được ký kết hồi cuối năm 2018.

Trong chuyến thăm châu Âu hồi tháng 11/2018, Bộ Trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác lao động và an sinh xã hội với Bungari và Romani. Biên bản này được cho là sẽ mở ra hàng trăm nghìn cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam tại châu Âu.

Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, chỉ tính riêng thị trường Bulgaria, Việt Nam có thể cung ứng 50.000 lao động ở 6 lĩnh vực: Xây dựng, dệt may, nông nghiệp công nghệ cao, điều dưỡng.

Không chỉ Bulgari, Romania cũng được đánh giá là thị trường XKLĐ tiềm năng trong khu vực châu Âu. Romania có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài lớn, ngành nghề phù hợp với lao động Việt Nam, mức lương và thu nhập của người lao động đảm bảo, chi phí trước khi đi thấp.

Bên cạnh những tín hiệu lạc quan, lĩnh vực XKLĐ cũng đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Trong đó, yêu cầu ngày càng cao từ phía đối tác về lực lượng lao động được coi là khó khăn lớn nhất.

Mặt khác, theo ông Tống Hải Nam, với Luật Quản lý xuất nhập cảnh (sửa đổi), chắc chắn thị trường Nhật Bản sẽ đòi hỏi ở người lao động những kỹ năng đặc biệt, có kỹ thuật cao, có một số năm kinh nghiệm.

"Với 800.000 người bổ sung cho lực lượng lao động mỗi năm, nước ta không còn dôi dư nhiều lao động để xuất khẩu. Do đó, mục đích hướng tới của hoạt động này không phải là số lượng mà là chất lượng" - ông Nam nhấn mạnh.
leftcenterrightdel
 

Lao động Việt làm việc ở Nhật, Hàn có thu nhập cao nhất : Theo kết quả báo cáo kết quả giám sát của Uỷ ban Về các vấn đề xã hội, nhìn chung, giai đoạn 2010 - 2017 lao động ra nước ngoài làm việc thường có thu nhập cao và ổn định hơn so với làm việc trong nước cùng ngành nghề, trình độ. Bình quân thu nhập (kể cả làm thêm) của người lao động đi làm việc ở nước ngoài là 400 - 600 USD/tháng ở thị trường Trung Đông, 700 - 800 USD/tháng ở thị trường Đài Loan (Trung Quốc), 1000 - 1200 USD/tháng ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản.


 

banbientap