Thông tin cần biết về tác giả - tác phẩm Truyện Kiều

Đôi nét về tác giả Nguyễn Du

Trước khi tìm hiểu Truyện Kiều có bao nhiêu câu thì chúng ta cần biết thêm về tác giả của tuyệt tác này. Truyện Kiều được Đại thi hào Nguyễn Du sáng tác, ông sinh năm 1765 – 1820 với tên tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Được sinh ra trong gia đình có truyền thống khoa bảng, tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa đã giúp ông sở hữu vốn sống và sự hiểu biết phong phú.

Ngoài ra, Nguyễn Du sống trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, gặp khủng hoảng xã hội và thường xuyên có những cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Đây cũng phần nào tác động tới các tác phẩm của ông, trong đó có Truyện Kiều.

Truyện Kiều được Đại thi hào Nguyễn Du sáng tác, ông sinh năm 1765 – 1820 với tên tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên.

Thông tin cơ bản về Truyện Kiều của Nguyễn Du

Truyện Kiều hay còn có tên gọi khác là Đoạn trường tân thanh được Nguyễn Du sáng tác vào khoảng 1805-1809. Tác phẩm được dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc nhưng Nguyễn Du phần lớn, cho nên Truyện Kiều có sự thành công và sức hấp dẫn không thể bàn cãi.

Nếu hỏi Truyện Kiều có bao nhiêu câu thì tác phẩm này 3254 câu thơ lục bát và được chia thành 3 phần. Phần 1 của Truyện Kiều nói về gặp gỡ và đính ước, phần 2 gia biến lưu lạc, còn phần 3 là đoàn tụ.

Về mặt nội dung, Truyện Kiều phản ánh bộ mặt bạo tàn của tầng lớp thống trị khi chà đạp lên quyền sống con người. Đồng thời, tác phẩm này cũng phơi bày nỗi khổ đau mà những người bị áp bức phải chịu, đặc biệt là phụ nữ. Truyện Kiều cũng là tiếng nói ca ngợi giá trị và phẩm chất tốt đẹp cùng khao khát chân chính của con người.

Ngoài ra, Truyện Kiều của Nguyễn Du còn thể hiện rõ nét ngôn ngữ văn chương giàu đẹp đạt tới đỉnh cao. Cùng với đó, tác phẩm cũng đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật miêu tả ước lệ, xây dựng nhân vật và lối thể hiện thực hóa.

Truyện Kiều có bao nhiêu câu?

Như đã đề cập ở trên, Truyện Kiều có tổng cộng 3254 câu thơ lục bát viết bằng chữ Nôm. Nội dung của tác phẩm nói về nhân vật Thúy Kiều - thiếu nữ trẻ tài sắc vẹn toàn nhưng phải chôn vùi tuổi xuân và tình yêu trong bất hạnh, gian truân của sóng gió cuộc đời.

Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em, con gái của gia đình Vương viên ngoại. Cả hai chị em vốn nổi tiếng với tài sắc hơn người, được vô số nam nhân mến mộ. Trong một lần đi thăm mộ Đạm Tiên, chị em Thúy Kiều vô tình gặp được Kim Trọng và cùng nhau đem lòng cảm mến chàng. Giữa lúc tình cảm Kim Trọng và Thuý Kiều phát triển thì cũng là lúc chàng phải về quê chịu tang chú. Đồng thời lúc đó, gia đình Thuý Kiều cũng gặp chuyện khiến nàng buộc phải bán mình chuộc cha và em trai. Từ đây, Truyện Kiều được đẩy lên cao trào khi cuộc đời nhân vật bước sang một trang mới.

Truyện Kiều có bao nhiêu câu là thắc mắc của nhiều người mến mộ tác phẩm này

Truyện Kiều có bao nhiêu câu thì trong 3254 câu thơ, phần 2 của tác phẩm nói về biến cố lưu lạc của nhân vật sau khi bán mình rồi rơi vào tay hai kẻ thuộc phương buôn hoa bán phấn là Tú bà và Mã Giám Sinh, khiến nàng sống đời kỹ nữ lâu xanh đầy tủi nhục. Cũng tại đây, Thuý Kiều gặp được Sở Khanh. Những tưởng Sở Khanh sẽ cứu thoát Kiều ra khỏi cuộc sống kỹ viện thì nào ngờ đó chỉ là cái bẫy do Tú bà tạo ra nhằm giam cầm nàng ở lầu Ngưng Bích.

Truyện Kiều tiếp tục kể về cuộc đời phiêu dạt khi Kiều gặp Thúc Sinh – một thư sinh đào hoa đã có vợ nhưng say đắm tài sắc của nàng. Cả hai chung sống không được bao lâu thì bị Hoạn Thư – vợ của Thúc Sinh đánh ghen khiến nàng phải tự nguyện xin sống kiếp tu hành. Sau khi trốn thoát khỏi miếu tu, Thuý Kiều tiếp tục bị lừa bán vào lầu xanh một lần nữa.

Truyện Kiều có bao nhiêu câu thì ở 3254, phần cuối là khoảng thời gian tươi đẹp của nhân vật Kiều khi gặp được Từ Hải - một anh hùng lừng danh thời đó bỗng ghé vào lầu xanh và vô tình bắt gặp, say mê nàng. Từ Hải đã chuộc Kiều ra khỏi chốn lầu xanh và chàng mang binh tướng rước về làm lễ vu quy.

Những tưởng cuộc đời Thuý Kiều sẽ êm ấm thì biến cố tiếp tục ập đến. Do tin lời Hồ Tôn Hiến, Thúy Kiều đã hại chết Từ Hải và khiến cho bản thân phải đi tới bước nhảy sông tự vẫn để giữ gìn trinh tiết. Song, Kiều may mắn được sư Giác Duyên cứu giúp và ẩn cư trong chùa.

Trong Truyện Kiều, nhân vật Kim Trọng sau khi biết tin Kiều đã bán mình để chuộc cha liền đưa cả gia đình nàng về phụng dưỡng và một lòng muốn tìm lại nàng. Một lần tình cờ, Kim Trọng có duyên gặp được sư Giác Duyên và biết Kiều vẫn còn sống. Sau nhiều năm xa cách, Thuý Kiều được đoàn tụ với gia đình nhưng nàng quyết định không nối lại tình xưa với Kim Trọng mà trở thành tri kỷ.

Truyện Kiều có bao nhiêu câu thì trong 3254 câu thơ đều thể hiện rõ những chuyện tình đầy ngang trái, khó trọn vẹn và cuộc đời của một mỹ nhân tài sắc vẹn toàn nhưng hồng nhan bạc mệnh.

Những thông tin thú vị điều ít người biết về Truyện Kiều

Đâu là bản ghi chép sớm nhất về nàng Kiều?

Theo thông tin, bản ghi chép sớm nhất về nhân vật Thuý Kiều của Truyện Kiều là Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt của Mao Khôn đời Minh. Trong bản này đã ghi rõ Vương Thúy Kiều là kỹ nữ Lâm Tri, giỏi đàn hát. Sau đó, Thuý Kiều bị bắt mang đi và trở thành áp trại phu nhân của Từ Hải. Nàng được Từ Hải yêu chiều và mọi điều đều nghe theo Kiều.

Khi quan quân tới chiêu hàng Từ Hải thì Kiều đã hết lời khuyên can. Vì nghe theo nàng mà Từ Hải thu trận và chết. Kiều bị Đốc phủ làm ô nhục và bị gả cho tù trưởng Vĩnh Thuận làm thiếp. Trên đường qua sông Tiền Đường, Thuý Kiều đã nhảy sông tự vẫn. Được biết, các nhân vật Từ Hải, Vương Thuý Kiều và Hồ Tôn Hiến đều có thật trong lịch sử.

Nguyễn Du được nhà vua sai đi sứ đến Trung Quốc và ông vô tình đọc được truyện Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân. Sau khi đọc truyện, Nguyễn Du vô cùng xúc động mà viết nên Truyện Kiều.

Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt của Mao Khôn đời Minh là bản ghi chép sớm nhất về nàng Kiều

Có phải Đoạn trường tân thanh mới là tên gọi gốc của Truyện Kiều?

Ngoài thắc mắc Truyện Kiều có bao nhiêu câu thì rất nhiều người băn khoăn về cái tên gốc của tác phẩm. Được biết, tên gọi ban đầu của Truyện Kiều là Đoạn trường tân thanh mang ý nghĩa là tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột. Tuy nhiên, dân gian gọi tắt là Truyện Kiều để cho dễ nhớ.

Sở dĩ Đại thi hào Nguyễn Du đặt tên là Đoạn trường tân thanh là bởi ông chỉ dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để viết nên một truyện thơ mới mang tư tưởng nhân văn sâu sắc về người phụ nữ và tính thuần Việt.

Những tư tưởng coi khinh phụ nữ được Nguyễn Du lên án trong Truyện Kiều. Điều này phần nào thể hiện sự coi trọng vai trò của người phụ nữ trong văn hoá Việt Nam. Đây là điều hoàn toàn khác biệt so với xã hội phong kiến Trung Hoa có những khắt khe và bất công đã tồn tại hàng nghìn năm.

Có phải Đoạn trường tân thanh mới là tên gọi gốc của Truyện Kiều

Sau khi phát hành, Truyện Kiều được đón nhận ra sao?

Nhiều tài liệu lưu truyền rằng sau khi Truyện Kiều được Nguyễn Du viết xong thì những người bạn của ông đã đọc và đem khắc bản gỗ rồi bán tại các cửa hàng sách. Và Truyện Kiều có bao nhiêu câu thì đều được khắc trên gỗ, lưu truyền.

Một vị quan thời nhà Nguyễn tên Đào Nguyên Phổ (1861- 1908) đã thể hiện sự yêu mến với tác phẩm của Đại thi hào Nguyễn Du bằng câu từ ca ngợi như sau: “Truyện giai nhân diễn thành giai tác, lại đượm hương trời càng là thêm vẻ. Nên chi người ngâm vịnh quý hơn được ngọc bích. Tranh nhau sao chép đến nỗi giá giấy đắt như giấy quý Lạc Đô”.

Ngay cả vua Tự Đức (1829- 1883) cũng rất mê Truyện Kiều và từng nhận xét tác phẩm này như hàng hàng châu ngọc lời lời gấm thêu.

Truyện Kiều được đón nhận nhiệt tình sau khi phát hành

Sau 200 năm, tức năm 1965 trong bài thơ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng của Chế Lan Viên (1920-1989) đã bày tỏ cảm xúc về Truyện Kiều như sau: “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”.

Nhà thơ Tố Hữu (1920- 2002) cũng đã viết bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Đại thi hào. Một trong những trích đoạn điển hình của bài thơ có viết:

“Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

Tác phẩm nào được xem là phần tiếp của Truyện Kiều?

Bên cạnh thắc mắc Truyện Kiều có bao nhiêu câu thì nhiều người không khỏi băn khoăn về phần tiếp theo của tác phẩm lừng danh này. Trong số những tác phẩm được nhận xét và đánh giá có tiềm năng làm phần tiếp theo của Truyện Kiều là Đào hoa mộng ký tục đoạn trường tân thanh do Nguyễn Đăng Tuyển (quan Tri phủ Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay) chấp bút viết. Tác phẩm này lấy bối cảnh ở Việt Nam và các nhân vật trong tác phẩm đều là kiếp sau của những nhân vật của Truyện Kiều. Tác phẩm này được viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Song do bị thất lạc một nội dung cho nên Đào hoa mộng ký tục đoạn trường tân thanh được ít người biết đến.

Ngoài ra, có nhiều tác phẩm được sáng tác dựa theo cốt truyện của đại thi hào Nguyễn Du với tham vọng sẽ là phần tiếp theo của Truyện Kiều. Điển hình như Đào hoa mộng ký của Mộng Liên Đình có khoảng 3.000 câu lục bát.

Có nhiều tác phẩm được sáng tác dựa theo cốt truyện của đại thi hào Nguyễn Du với tham vọng sẽ là phần tiếp theo của Truyện Kiều

Những kỷ lục không tưởng của Truyện Kiều

Truyện Kiều có bao nhiêu câu đã được giải đáp chi tiết trong nội dung phía trên. Sức hút và sự ảnh hưởng của tác phẩm vẫn còn mãi cho tới về sau khi có hàng loạt kỷ lục không tưởng. Điển hình như vào năm 2015, Tổ chức Liên minh Kỷ lục thế giới đã chính thức ghi nhận Truyện Kiều trở thành “Tác phẩm văn học tạo nên nhiều kỷ lục quốc gia nhất” với 27 kỷ lục.

Cụ thể, kỷ lục của tác phẩm này được thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức khác nhau như Tác giả có nhiều sách viết về “Truyện Kiều” nhất Việt Nam (Kỷ lục gia, Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế), Bản hợp xướng viết dựa theo “Truyện Kiều” dài nhất (Kỷ lục gia Vũ Đình Ân), Người vẽ tranh lụa về “Truyện Kiều” đầy đủ và nhiều tranh nhất (Họa sĩ, Kỷ lục gia Ngọc Mai),...

Tổ chức Liên minh kỷ lục thế giới cũng đã đánh giá Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du với 3.254 câu thơ lục bát là một kiệt tác văn học. Hiện tại, tác phẩm được chuyển ngữ sang hơn 20 thứ tiếng khác nhau với trên 35 bản dịch.

Những kỷ lục không tưởng của Truyện Kiều

Truyện Kiều có thể ngược từ cuối lên đầu về cuộc đời nàng Kiều theo chiều thời gian ngược

Ngoài câu hỏi Truyện Kiều có bao nhiêu câu thì nhiều không khỏi băn khoăn về việc đọc ngược tác phẩm. Đây cũng là tác phẩm duy nhất có thể đọc ngược từ cuối lên đầu về cuộc đời nàng Kiều theo diễn biến như một cuốn phim tua ngược chiều.

Truyện Kiều là tác phẩm duy nhất được chắp nhặt từ những câu thơ thành nhiều bài thơ mới

Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã công bố Truyện Kiều là tác phẩm duy nhất có hiện tượng chắp nhặt những câu thơ ở nhiều chỗ khác nhau để tạo thành nhiều bài thơ mới. Hiện tượng này có tên gọi là Tập Kiều. Sức hút mạnh mẽ của tác phẩm được nhiều thế hệ tham gia từ thời Vua Tự Đức (1847) cho đến Phan Mạnh Danh, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Hoàng Trung Thông… với hàng trăm thi phẩm đủ mọi thể loại.

Truyện Kiều là tác phẩm duy nhất được chắp nhặt từ những câu thơ thành nhiều bài thơ mới

Truyện Kiều là tác phẩm duy nhất tạo ra loại hình văn hóa Kiều

Bên cạnh thắc mắc Truyện Kiều có bao nhiêu câu thì với nhiều người từng nghe qua về văn hoá Kiều. Đây cũng tác phẩm duy nhất tạo ra được một loạt những loại hình văn hoá với tên gọi là văn hóa Kiều có đủ các hình thức như bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, tập Kiều, đố Kiều, câu đối Kiều, hát nói tập Kiều, án Kim Vân Kiều, giai thoại quanh Truyện Kiều…

Hi vọng qua lời giải thích chi tiết về thắc mắc Truyện Kiều có bao nhiêu câu và những thông tin thú vị liên quan đến tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du đã mang lại kiến thức hữu ích cho các bạn.

Aretha Thu An