|
Chợ Sa là chợ phiên với chu kỳ 5 ngày họp 1 lần. Phiên chợ được họp ngay trên cầu Ngòi, thuộc địa phận xã Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Phiên chợ diễn ra vào các ngày mùng 1, 6, 11 và 16 hàng tháng, thu hút rất đông người dân ở các vùng lân cận đổ về trao đổi hàng hóa. Đặc biệt là phiên chợ ngày 26 tháng Chạp âm lịch tấp nập người mua kẻ bán, phục vụ hàng hóa cho dịp tết Nguyên Đán.
|
|
Phiên chợ Sa ngày cuối năm tại Cổ Loa đã trở thành phong tục, một nét riêng trong văn hóa của người dân nơi đây. |
|
Các gia đình thường đi chợ cùng nhau, thăm thú và thưởng thức các món ăn. |
|
Các cụ xưa truyền lại cho con cháu trong kinh thành (thành Cổ Loa), phiên chợ cuối năm là dịp cha mẹ cho con đi sắm Tết, đi chơi chợ và cho con được ăn những gì con thích. Cứ như thế, từ đời này sang đời khác, điều này trở thành phong tục của người dân Cổ Loa. |
|
Những món đồ được bán ở chợ như chổi, lạt, thúng, mẹt... mang đậm nét thôn quê, khó tìm ở xã hội hiện đại. Đây đều là những hàng hóa người dân trong vùng sản xuất được. |
|
Ngoài hàng hóa thường ngày phục vụ cuộc sống từ các nơi khác chuyển về... |
|
... nét độc đáo của chợ Sa chính là những sản vật do người dân trong vùng tự sản xuất, tự nuôi trồng rồi đem ra chợ trao đổi.
|
|
Chợ Sa cũng không thiếu những người mang vật nuôi, thú cưng đi trao đổi... |
|
Người đi vãn cảnh tại phiên chợ. |
|
Chợ Sa khoe sắc với đủ loại cây cảnh, hoa đào mỗi dịp xuân về. |
|
Nơi đông đúc nhất trong phiên chợ ngày Tết là những gian hàng ăn, đồ chơi cho trẻ. |
|
Hầu hết là trẻ em được cha mẹ dẫn đi theo. |
|
Vào phiên chợ cuối cùng của năm, người bán người mua họp từ rất sớm. Trong dòng người đông đúc chen nhau, những tiếng hỏi giá cả, tiếng mặc cả bớt một thêm hai, tiếng mời chào của người bán… làm cho phiên chợ thêm nhộn nhịp. |
|
Đền thờ An Dương Vương tại di tích Cổ Loa. |
Chợ Sa chỉ là một trong hàng ngàn chợ phiên của người Việt và thuật ngữ chợ phiên đến nay cũng không phải là điều gì xa lạ với bất cứ vùng quê nào trên đất nước Việt Nam. Đây chính là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng của ông cha ta truyền lại. Tuy nhiên, nếu như không khéo gìn giữ sẽ dễ dàng làm mất đi nét văn hóa dân giã, bình dị vốn có của phiên chợ quê. Và nếu không tiến hành bảo tồn thì trước sức ép, sự lan tỏa của quá trình đô thị hóa, những phiên chợ này cũng sẽ dần mai một.
Minh Trí