Được biết, đây là lần thứ 6 liên tiếp ở các năm (2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và 2024), Vườn quốc gia Cúc Phương của Việt Nam giành được danh hiệu cao quý này.

Vườn quốc gia Cúc Phương được đánh giá là một trong những đơn vị sự nghiệp công của Nhà nước đã và đang sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Chính phủ, hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế.

Vườn Quốc gia Cúc Phương vừa giành danh hiệu "Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024" (Ảnh: Internet) 

Ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương, cho biết "giải thưởng là nguồn động viên lớn và còn là tình cảm của cộng đồng cho những nỗ lực của Cúc Phương suốt hơn 60 năm".

Cúc Phương lấy hiệu quả bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học làm sản phẩm nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, dịch vụ du lịch sinh thái nhằm nâng cao nhận thức, phát triển sinh kế cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế nhanh, xanh, bền vững. 

Giải thưởng khẳng định sức hấp dẫn của du lịch sinh thái - loại hình đang được khai thác tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn ở Việt Nam.

Vườn Quốc gia Cúc Phương, với diện tích 22.408ha, trải dài trên địa bàn 14 xã thuộc 4 huyện của 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. 

Mùa bướm ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Ảnh: Vườn quốc gia Cúc Phương) 

Vườn Quốc gia này đặc trưng bởi hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới với đa dạng sinh học cao, là nơi bảo tồn nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có giá trị đặc biệt và được ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam.

Giải thưởng du lịch thế giới - World Travel Awards (gọi tắt là WTA) ra đời vào năm 1993.Giải thưởng này còn được ví như giải Oscar của du lịch thế giới.

Đến nay, giải thưởng đã trở thành thương hiệu uy tín và danh giá bậc nhất thế giới trong việc tôn vinh các thành tựu xuất sắc của ngành du lịch trên mọi lĩnh vực. 


Nguyễn Uyên