Báo chí phương Tây thời gian gần đây đang có những dự báo về nền kinh tế Mỹ nếu như Tổng thống đương nhiệm Joe Biden tái đắc cử.
Hai kịch bản khả thi nhất sẽ xảy ra.
Theo đó kịch bản 1, Nếu đảng Cộng hòa vẫn giữ quyền kiểm soát Hạ viện hoặc Thượng viện, hoặc cả hai, các cố vấn nói rằng trọng tâm của ông Biden sẽ là bảo vệ những thành tựu lập pháp của mình. Đảng Cộng hòa sẽ không thể hủy bỏ các gói đầu tư của Biden nhưng có thể cản trở chúng.
Ví dụ, gói tài trợ gần 200 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ tiên tiến cần quốc hội thông qua để chi tiêu. Đến nay, chỉ mới 19 tỷ USD được trao cho 3 cơ quan nghiên cứu liên bang, thấp hơn gần 30% theo kế hoạch, theo Matt Hourihan của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ.
Vì vậy, nếu quốc hội từ chối hợp tác, tiền thực tế được chi sẽ bị siết chặt hơn. Khi ấy, việc khởi động đầu tư trong vài năm qua có thể sẽ giảm. Các nhà sản xuất sẽ phải vật lộn để tồn tại vì chi phí đầu vào đắt đỏ.
Nhưng ông Biden sẽ có một số đòn bẩy. Nhiều khoản cắt giảm thuế lớn được thông qua thời Donald Trump sẽ hết hạn vào cuối 2025. Nếu đảng Cộng hòa muốn gia hạn chúng để tránh thuế suất tăng vọt, khả năng họ phải thương lượng với ông Biden, đổi bằng việc ủng hộ một số ưu tiên của tổng thống, bao gồm cả trợ cấp công nghiệp, bất kể nguy cơ ảnh hưởng ngân sách ra sao.
|
Tổng thống Joe Biden |
Kịch bản 2, Nếu như đảng Dân chủ kiểm soát cả 2 viện Ông Biden có thể triển khai các kế hoạch chưa thành trong chương trình nghị sự "Xây dựng lại tốt đẹp hơn" của mình, bao gồm trường mầm non miễn phí, tăng trợ cấp trẻ em, người già và các phúc lợi xã hội khác.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen mô tả chương trình nghị sự này là "kinh tế học trọng cung hiện đại". Bà lập luận rằng đầu tư vào giáo dục sẽ giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn, còn chăm sóc sức khỏe sẽ giải phóng mọi người, đặc biệt là phụ nữ, để làm việc, dẫn đến lực lượng lao động lớn hơn.
Nhưng nó cũng sẽ rất tốn kém, dẫn đến chi tiêu bổ sung ít nhất là 100 tỷ USD mỗi năm, tương đương tăng thêm nửa điểm phần trăm vào thâm hụt liên bang, vốn đạt mức 7,5% GDP vào 2023.
Đối với những người ủng hộ, tham vọng tăng chi tiêu từ chăm sóc trẻ em đến trợ cấp bán dẫn của ông Biden sẽ làm cho nước Mỹ trở nên bình đẳng hơn, và thúc đẩy ngành công nghiệp. Nhưng với những người phản đối, đó là viễn cảnh một chính phủ quay lại với mô hình lỗi thời tập trung vào sản xuất và công đoàn, điều có thể làm căng thẳng quan hệ với các đồng minh.
Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Joe Biden đã tung ra các gói chi tiêu để giảm nghèo và khuyến khích công nghiệp nhằm định hình lại nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dĩ nhiên, có nhiều tranh luận về giá trị mang lại của những chính sách này.
Ví dụ, chi tiêu liên bang tăng mạnh làm trầm trọng thêm tình hình ngân sách. Hay các khoản trợ cấp dành cho các công ty đầu tư vào Mỹ đã khiến các đồng minh tức giận.
Nhưng không thể phủ nhận nhiều chính sách trong số này đã có tác dụng. Chỉ cần nhìn vào sự bùng nổ trong xây dựng nhà máy cũng thấy đầu tư vào cơ sở sản xuất đã tăng hơn gấp đôi dưới thời ông Biden, tăng vọt lên mức cao kỷ lục