Căn cứ Quyết định số 1392/QĐ-UBND ngày 07/8/2024 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Điện Biên; 

Căn cứ Công văn số 3871/UBND-KGVX ngày 29/8/2024 của UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 

Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đại trà với mục tiêu giáo dục toàn diện và tích hợp; Phát triển và đảm bảo các phẩm chất, năng lực cần đạt theo yêu cầu của Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018; Ổn định và từng bước nâng cao điểm trung bình chung các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và các năm tiếp theo. 

Nâng cao chất lượng giáo dục, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường chuyển đổi số trong dạy và học (Ảnh minh họa) 

Tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực và có hiệu quả cao về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh các nhà trường và nhân dân về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác nâng cao chất lượng giáo dục cấp trung học.

Nâng điểm trung bình chung thi tốt nghiệp THPT năm 2025 so với năm 2024 đối với các môn có số học sinh tham gia dự thi; phấn đấu tỉnh Điện Biên tăng ít nhất 03 bậc trong bảng tổng sắp 63 tỉnh thành so với kết quả năm 2024.

Đảm bảo 100% các trường THCS, THPT được đánh giá, sắp xếp thứ hạng về đảm bảo chất lượng đầu ra trong toàn tỉnh năm học 2024-2025; 

100% các phòng Giáo dục đào tạo được Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá, sắp xếp thứ hạng về chất lượng giáo dục Tiểu học và THCS; 

100% các trưởng Tiểu học, THCS thuộc địa bàn quản lý được Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá, sắp xếp thứ hạng về đảm bảo chất lượng đầu ra trong năm học 2024-2025. 

Kết thúc năm học 2024-2025, tối thiểu 84% số trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ cấp độ 2 trở lên; tối thiểu 82% số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và thực hiện hiệu quả chương trình Giáo dục Phổ thông năm 2018. Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông năm học 2024-2025, cụ thể: 

9 nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp: 

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhân thức, trách nhiệm của cơ quan, mục tiêu, giải pháp, lộ trình nâng cao chất lượng giáo dục đại trà trong các cơ sở Giáo dục Đào tạo.

Thứ hai, về công tác chuyên môn cấp học bao gồm: Xây dựng kế hoạch nhà trường; đổi mới phương pháp dạy và học; đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh; tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học.

Thứ ba, tăng cường các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục: Đảm bảo đủ số lượng nhà giáo, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, sách giáo khoa và tài liệu học tập.

Thứ tư, đảm bảo các yếu tố đầu vào: Xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường; đảm bảo chất lượng tuyển sinh ngay từ đầu năm học. 

Thứ năm, xác định chuẩn đầu ra: Phân tích yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường; xây dựng chuẩn đầu ra.

Thứ sáu, đảm bảo yếu tố đầu ra: Đánh giá chất lượng học tập của học sinh, bảo đảm lợi ích của xã hội, thu thập thông tin, ý kiến phản hồi từ các cơ sở quản lý, các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Thứ bảy, tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo: Đôn đốc việc đẩy mạnh sử dụng Công nghệ Thông tin trong giảng dạy, tăng cường chuyển đổi số. 

Thứ tám, đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý chất lượng và ứng dụng Công nghệ thông tin.

Cuối cùng, khảo sát chất lượng đầu năm, cuối năm: Trên cơ sở kết quả khảo sát đầu năm, các đơn vị tổ chức bàn giao chất lượng cụ thể tới từng giáo viên, kết quả khảo sát cuối năm sẽ làm căn cứ đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. 

 Môn khảo sát, hình thức khảo sát, thời gian và lịch khảo sát chất lượng dự kiến 
Phương Thảo