Nếu trên thế giới không có mã số mã vạch, hàng hóa sẽ ùn tắc tại kho bãi, nhân viên bán hàng vật lộn ghi chép giá cả mặt hàng cho từng sản phẩm, người tiêu dùng loay hoay không phân biệt được đâu là hàng giả, hàng thật. Nhận thấy những vấn đề bất cập trên, trung tâm mã số mã vạch đã ra đời, mang ý nghĩa một cuộc cách mạng cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Khởi đầu của một ý tưởng lớn
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1948. Tại một cửa hàng tạp hóa ở Mỹ, Bernard Silver và Norman Joseph Woodland, hai nhà khoa học trẻ, chứng kiến những khó khăn mà người bán hàng gặp phải khi quản lý sản phẩm. Họ tự hỏi: "Làm thế nào để mọi thứ trở nên nhanh chóng và chính xác hơn?"
|
Khởi đầu của một ý tưởng lớn |
Từ ý tưởng đó, họ sáng tạo ra các đường kẻ sọc và ký hiệu – thứ chúng ta gọi là mã số mã vạch (MSMV) ngày nay.
Nhưng tại thời điểm đó, công nghệ chưa đủ phát triển để ý tưởng này trở thành hiện thực. Mọi thứ dường như bị "đóng băng" trong vài thập kỷ.
Mãi đến năm 1974, chiếc máy quét mã vạch đầu tiên được sử dụng để quét mã UPC trên một gói kẹo cao su tại Ohio, Mỹ. Đây không chỉ là một dấu mốc trong lịch sử công nghệ, mà còn là khởi đầu cho một hệ thống quản lý toàn cầu.
UCC và EAN: Những viên gạch đầu tiên của tiêu chuẩn hóa
Sự thành công của mã UPC đã thúc đẩy các doanh nghiệp Mỹ thành lập tổ chức UCC (Uniform Code Council) vào năm 1973, với nhiệm vụ phát triển và quản lý mã số mã vạch tại thị trường nội địa.
Trong khi đó, các quốc gia châu Âu cũng nhận ra sự cần thiết của một hệ thống tương tự. Năm 1977, tổ chức EAN (European Article Number) ra đời để đáp ứng nhu cầu của thị trường châu Âu.
Dù hoạt động ở hai lục địa khác nhau, UCC và EAN chia sẻ chung một mục tiêu: tạo ra một ngôn ngữ tiêu chuẩn cho hàng hóa, giúp sản phẩm dễ dàng lưu thông giữa các quốc gia. Nhưng thế giới cần nhiều hơn thế – một hệ thống thống nhất toàn cầu.
|
Những viên gạch đầu tiên của tiêu chuẩn hóa |
Sự ra đời của GS1: Thống nhất để phát triển
Năm 2005, UCC và EAN hợp nhất, đánh dấu sự ra đời của tổ chức GS1 (Global Standards One). GS1 không chỉ cung cấp tiêu chuẩn MSMV, mà còn trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
GS1 mang trong mình sứ mệnh: xây dựng một hệ thống nhận diện toàn cầu, từ mã vạch truyền thống đến các công nghệ hiện đại như QR Code và truy xuất nguồn gốc.
Với tầm nhìn ấy, GS1 đã nhanh chóng mở rộng hoạt động ra hơn 116 quốc gia, hỗ trợ hàng triệu doanh nghiệp.
Hành trình phát triển của GS1: Từ mã vạch đến kỷ nguyên số
Từ khi thành lập, GS1 đã không ngừng cải tiến và mở rộng. Ban đầu, mã số mã vạch chỉ phục vụ lĩnh vực bán lẻ. Nhưng với sự phát triển của công nghệ, GS1 đã mở rộng tiêu chuẩn sang các ngành công nghiệp khác như chăm sóc sức khỏe, vận tải, logistics và sản xuất.
Ngày nay, GS1 cung cấp các loại mã như:
-
GTIN (Global Trade Item Number): Nhận diện sản phẩm thương mại.
-
GLN (Global Location Number): Định danh địa điểm và tổ chức.
-
SSCC (Serial Shipping Container Code): Quản lý lô hàng.
-
GS1 DataMatrix và QR Code: Truy xuất nguồn gốc, minh bạch hóa thông tin sản phẩm.
GS1 không chỉ dừng lại ở việc tạo mã mà còn hỗ trợ các giải pháp số hóa như blockchain, giúp doanh nghiệp minh bạch hơn trong chuỗi cung ứng và chống lại hàng giả.
|
Vai trò của GS1 và MSMV trong thương mại điện tử |
Vai trò của GS1 và MSMV trong thương mại hiện đại
Khi một lô hàng của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài, nếu không có mã số mã vạch (MSMV), hàng hóa chắc chắn sẽ bị trì hoãn tại cảng vì thiếu thông tin nhận diện, không thể kiểm định trích xuất nguồn gốc của sản phẩm.
Bởi vậy, MSMV không chỉ đảm bảo hàng hóa được nhận diện chính xác, cung cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm một cách nhanh chóng. Từ đây hàng hóa sản phẩm được khẳng định uy tín đối với người tiêu dùng.
Sự ra đời của MSMV giúp các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng, dễ dàng tiếp cận các thị trường quốc tế. Đồng thời, việc minh bạch thông tin giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín thương hiệu, định vị doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.
Theo đó, phía người tiêu dùng cũng dễ dàng nắm được thông tin sản phẩm, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, đảm bảo tính chính hãng và minh bạch về nguồn gốc chất lượng sản phẩm bản thân và gia đình tiêu dùng.
Từ đây, có thể khẳng định mã số mã vạch không chỉ là biểu tượng của tiến bộ công nghệ mà còn là bằng chứng rõ ràng cho sức mạnh của tiêu chuẩn hóa trong thương mại hiện đại. Những đường kẻ đen trắng trên bao bì tưởng đơn giản nhưng lại mang trong mình khả năng mở ra một thế giới kết nối rộng lớn. Nơi các doanh nghiệp và người tiêu dùng, các đối tác trong chuỗi cung ứng cùng chung tay xây dựng một thị trường mình mạch, hiệu quả, bền vững.
Không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý sản phẩm và tối ưu hóa vận hành, mã số mã vạch còn là cầu nối đưa hàng hóa Việt Nam ra thế giới, tăng cường sự tin cậy và các đối tác quốc tế. Đánh giá đây là một bước tiến chiến lược, góp phần định vị doanh nghiệp Việt Nam trên bản đồ thương mại toàn cầu, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của mã số mã vạch trong việc củng cố nền tảng tiêu chuẩn hóa cho sự phát triển bền vững.